Chiến lược điện toán đám mây ba ngôi của Citrix

Mục lục

    Chiến lược đám mây của Citrix được giới thiệu tại Hội nghị Synergy 2011 được xây dựng trên 3 dạng điện toán mây: Đám mây cá nhân, đám mây riêng, đám mây công cộng.

    Tìm hiểu về Đám mây ba ngôi của Citrix

    Đám mây ba ngôi của Citrix

    Trong chương trình làm việc 2 ngày của Hội nghị Citrix Synergy 2011 vừa qua tại San Fransisco người ta đã thu được nhiều thứ hơn mong đợi. Hội nghị này đã không theo kịch bản cổ điển như mọi khi, khi mà những ngôn từ "đao to búa lớn" tiếp thị sản phẩm chiếm ưu thế. Tại hội nghị này, vị trí đầu tiên được dành cho là ý tưởng về điện toán đám mây, về việc nó đang trở thành hiện thực như thế nào... Các ông Mark Templeton, Chủ tịch Công ty và Simon Crosby, Giám đốc kỹ thuật của Công ty đều nói nhiều về những vấn đề này. Năm 2011, Hội nghị đã đề cập đến cái gọi là hiệu ứng sức mạnh tổng hợp, sự tích luỹ của các công nghệ đã dẫn đến tạo nên một chiến lược đám mây mới.

    Chiến lược mới không hề tầm thường. Một bài viết thông thường không đủ để giải thích nó một cách đầy đủ. Ngoài ra, cần thời gian và nỗ lực để tư duy lại một cách thoả đáng. Đó cũng là lý do để chúng ta lại nói về điện toán đám mây...

    Bài diễn văn của Templeton là sự kiện then chốt của ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị. Ông Templeton nói về chiến lược đám mây mới của Citrix. Sang ngày thứ 2, ông Crosby nói về các nguyên lý cơ bản của chiến lược này.

    Sợi chỉ xuyên suốt 2 ngày làm việc của Hội nghị thông qua 2 bài phát biểu chính là ý tưởng về việc đang tồn tại những sự không đồng nhất trong các doanh nghiệp, hệ thống thông tin tự động phần nào đang cần có sự hỗ trợ đặc biệt từ các bộ phận CNTT. Hệ thống thông tin doanh nghiệp cần phải được chuyển hoá và nhường chỗ cho các trung tâm dữ liệu được tự động hoá hoàn toàn, không cần hỗ trợ.

    Hình mẫu cho Citrix hôm nay chính là sáng kiến Internet Initiative Japan (IIJ) đề xuất lắp ráp hàng trăm container chất đầy máy chủ và hệ thống lưu trữ... Công dụng chủ yếu của IIJ và các hệ thống tương tự là cung cấp dịch vụ cho người dùng những hệ thống theo đúng tinh thần "người dùng là thượng đế" còn chức năng của nhà cung cấp sẽ quy về hỗ trợ tối đa và đơn giản đến mức tối thiểu việc truy cập cho người dùng đến các nguồn lực khác nhau

    Theo người đứng đầu Citrix, các hệ thống thông tin doanh nghiệp hiện đại đang dư thừa và phức tạp không thể chấp nhận mà hậu quả của nó làm mất cân bằng giữa đầu tư công nghệ mới và chi phí khai thác những thứ hiện có với cán cân nghiêng về vế sau! Templeton cho rằng, hệ thống đánh giá hiệu quả CNTT hiện hành đang dựa trên chi phí sở hữu (Total Cost of Ownership, TCO) đang che giấu tình trạng thực vì không tương ứng lợi ích và chi phí; nó cần phải được thay đổi bằng hệ thống đánh giá hợp lý và tự nhiên đánh giá dựa trên lợi ích sở hữu (True Value of Ownership, TVO).

    Sự giảm phức tạp trong các điều kiện hiện đại càng thời sự hơn bởi sự phát triển của các giải pháp di động. Trước kia, người ta chỉ mang theo máy tính, bây giờ người ta mang theo 3 thứ gồm máy tính, máy tính bảng và smartphone. Tổ chức 3 thiết bị này vào công việc mà không đi kèm với đơn giản hoá đáng kể hạ tầng CNTT là không thể. Templeton giới thiệu 2 slide, trên đó mô tả hai tình trạng CNTT của doanh nghiệp trước kia và tương lai dưới dạng ngôi sao 4 cánh: Đỉnh đầu tiên là hệ thống thông tin doanh nghiệp; đỉnh thứ hai là các dịch vụ đám mây; đỉnh thứ ba là kinh nghiệm và trình độ của người dùng; đỉnh thứ tư là tính hiệu quả của doanh nghiệp. Trong tình trạng hiện nay, đỉnh thứ nhất thì to quá khổ còn trong trạng thái doanh nghiệp đang hướng đến thì các đỉnh còn lại phình ra trong khi đỉnh thứ nhất thì phải co lại đáng kể.

    Đám mây ba ngôi của Citrix 1

    Một trong những nguồn lực chính để đơn giản hoá là chuyển từ cách tiếp cận dùng máy tính cá nhân sang điện toán mây. Bước chuyển này được Citrix gọi là chuyển "từ máy tính sang máy tính trong hình khối". "Máy tính trong hình khối" chính là ba ngôi đám mây hay là tập hợp của ba dạng mây điện toán: Đám mây cá nhân (Personal Cloud) + Đám mây riêng (Private Cloud) + Đám mây công cộng (Public Cloud). Công bằng mà nói thì đám mây cá nhân không phải sáng kiến của Citrix. Hồi năm 2009, Frank Gillett, chuyên gia của Forresters Research đã có báo cáo The Personal Cloud mang phụ đề "Chuyển dịch nào sẽ xảy ra trong các hệ thống tính toán từ định hướng lấy thiết bị làm trung tâm (device centric) sang lấy thông tin làm trung tâm (information - centric)". Ở đó, Frank đã đưa ra khái niệm đám mây cá nhân.

    Trong báo cáo nói trên, Frank cho biết xưa nay, con người chỉ có một mình máy tính, bây giờ những thiết bị như thế là vài thứ khác nhau và dữ liệu từ chúng có thể lưu ở những nơi khác nhau, trong đó có cả những đám mây... Sự đa dạng về thiết bị điện toán cùng với việc cần thiết phải quy về một mối đơn giản nhất mà chính là thay đổi các ứng dụng, chúng phải bắt đầu đối thoại không bằng ngôn ngữ của riêng mình mà người dùng buộc phải tìm hiểu, làm như được thực hiện trên Facebook, Twitter và các môi trường khác. "Nếu tôi là vua của CNTT, tôi sẽ đóng cửa các dự án yêu cầu đào tạo người dùng một cách nghiêm túc", Templeton tuyên bố. Thật hấp dẫn nhưng liệu có khả thi không?

    Chuyển sang các sản phẩm, Templeton đã ưu tiên nói về các công việc ảo hoá máy tính để bàn mà Công ty Kaviza mới được Citrix mua về mang lại, các công nghệ VDI-in-a-box. Người ta gọi VDI-in-a-box vì chúng không đòi hỏi sử dụng môi giới kết nối, máy chủ quản lý và các bộ cân bằng tải. Trong VDI-in-a-box có mọi thứ cần thiết đơn giản hoá thành một mô-đun ảo hoá.

    Trong chương trình chống sự phức tạp của các giải pháp CNTT công bố bởi Citrix, Kaviza chiếm vị trí đặc biệt. Trong số các sản phẩm mới có những cập nhật của các sản phẩm nổi tiếng, trong số đó có 2 phiên bản hyper-visor (trình quản lý máy ảo) dành cho các vị trí làm việc của máy khách. Một là XenClient 2 khác biệt bởi hỗ trợ dải rộng máy tính và đồ hoạ mở rộng Expanded Graphics Support, vận hành cùng với Intel HD Graphics trong bộ xử lý thế hệ hai Intel Core và AMD, bao gồm GPU FirePro và Radeon. Phiên bản thứ hai là phiên bản an toàn XenClient XT được bổ sung các công nghệ cách ly Extreme Desktop Isolation còn Extreme Security cho phép sử dụng công nghệ xác thực Intel Trusted Execution Technology và có vài gia cố hoàn thiện khác nhau.

    Và, có cả những sản phẩm chất lượng mới như Citrix Receiver - phần mềm thu nhận có thể được thiết lập tại hơn 1.000 mô-đun của máy tính cá nhân IBM và Mac, trong 149 các loại smartphone, 37 máy tính bảng và 10 lớp client mỏng không chỉ được hỗ trợ bởi hệ điều hành cũ mà còn cả các hệ điều hành mới như iOS, Android, webOS, Google Chrome OS. Sự có mặt của đầu thu Citrix Receiver cho phép hơn một tỷ thiết bị đã được xuất xưởng có thể kết nối vào đám mây cá nhân Personal Cloud. Nhờ đám mây cá nhân, các thiết bị có thể vận hành cùng các ứng dụng trên nguyên tắc tự phục vụ, đầu thu đối mặt với người sử dụng phần cơ sở hạ tầng bao gồm các sản phẩm nổi tiếng như Citrix XenDesktop và Citrix XenApp mà cái chính là có thể kết nối vào đám mây riêng (Private Cloud) nhờ sản phẩm hoàn toàn mới NetScaler Cloud Gateway.

    Dòng giải pháp phần mềm - thiết bị Citrix NetScaler nổi tiếng dùng cho việc cung cấp các ứng dụng gồm 2 sản phẩm mới là NetScaler Cloud Gateway và NetScaler Coud Bridge. NetScaler Cloud Gateway dùng để kết nối khách hàng và đám mây cá nhân của họ với đám mây riêng Private Cloud của doanh nghiệp còn NetScaler Coud Bridge dùng để kết nối đám mây riêng với đám mây công cộng (Public Cloud).

    Tổ hợp Cloud Gateway có cả dưới dạng thực lẫn dưới dạng ảo, đảm bảo đăng ký các ứng dụng, cấp và thu hồi quyền truy cập vào các ứng dụng cho người dùng. Người anh em của nó là Cloud Bridge dùng để chuyển các ứng dụng vào đám mây cá nhân và hỗ trợ kênh kết nối giữa đám mây riêng và đám mây công cộng. Công nghệ Cloud Bridge mã hóa kênh liên lạc với nhà cung cấp. Cả hai giải pháp - Cloud Gateway và Cloud Bridge trong phiên bản vật lý và ảo hoá đều được thiết kế để làm việc với nền tảng phần cứng x64.

    Dự án Project Olympus được đề xuất để hiện thực hoá hạ tầng mô tả ở trên. Project Olympus cho phép người dùng xây dựng các đám mây riêng và công cộng trong OpenStack. OpenStack là một liên doanh cung cấp dịch vụ hạ tầng như là dịch vụ IaaS khởi xướng bởi nhà cung cấp Rackspace Cloud và Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ NASA hiện đang hỗ trợ hơn 60 công ty, trong đó có Citrix, Dell, AMD, Intel, Cisco v.v...

    Phần chính của dự án là bộ kiểm soát hạ tầng mạng OpenStack Compute (Nova) viết bằng ngôn ngữ Python hỗ trợ chuẩn Open Virtualization Format (OVF). OpenStack thuộc về các dự án nguồn mở tương ứng với giấy phép Apache License. Nó có thể xem như công cụ thay thế các ngăn xếp tích hợp thương mại, trước hết là vBlock phát triển bởi liên doanh VCE do VMware, Cisco và EMC thành lập. Project Olympus được tạo từ phần mềm OpenStack đã được Citrix chứng thực và tối ưu hoá để chạy trên các đám mây Citrix XenServer. Project Olympus là dự án mở nên nó cho phép sử dụng Microsoft Hyper-V và VMware vSphere, có thể dùng cho việc tạo đám mây công cộng cũng như đám mây riêng.

    Crosby là người Anh, tốt nghiệp Đại học Cambridge, sử dụng óc hài hước Anh quốc để so sánh các giải pháp của Citrix với giải pháp của đối thủ. Ví dụ, ông giải nghĩa VCE là Very Costly Engineer - nghĩa là "các kỹ thuật cực đắt" nhằm nhấn mạnh chi phí khai thác của các ngăn xếp tích hợp dạng vBlock và tương tự. Trung tâm dữ liệu loại đó có mức độ tự động hoá cao nhưng nếu như số lượng máy chủ được tính bằng hàng chục nghìn thì tự động hoá cũng không "cứu" nổi, theo Crosby.

    Lối thoát ở đây theo tư tưởng của OpenStack nằm ở chỗ hoàn toàn từ bỏ dịch vụ bảo dưỡng và thay thế các linh kiện lỗi. Nếu có gì đó hỏng thì chi tiết đó phải vứt bỏ vì tiếp tục khai thác nó sẽ làm cho hệ thống không trơn tru. Crosby chứng tỏ mình là fan của cơ sở hạ tầng điện toán đám mây "máy tính trong hình khối", các thiết bị truy nhập khác nhau được trang bị đầu thu sẽ tạo nên hạ tầng. Những đầu thu đó liên kết người dùng với cổng chính hay mặt tiền vào hệ thống. Nó được hỗ trợ bởi cổng vào của các đám mây riêng. Lối vào này gọi là lối vào đen, chính xác hơn là lối vào kỹ thuật. Trong sơ đồ này không có chỗ cho các đám mây lai. Crosby cho rằng, có những đám mây công cộng và đám mây riêng, có các phương tiện truyền thông còn các đám mây lai là không thể có.

    Thực thi toàn bộ sơ đồ đám mây ba ngôi sẽ cho phép người dùng nhận được các ứng dụng không phụ thuộc vào thiết bị sử dụng (sơ đồ follow-me-apps) và dữ liệu (follow-me-data).

    Crosby nhìn thấy tương lai của công nghệ ảo hoá gắn với các đám mây không ở dạng ảo hoá máy chủ và các công cụ quản lý máy ảo mà là trong các hyper-visor phù hợp với các yêu cầu đám mây có khả năng làm việc đồng thời cùng vài phiên bản ứng dụng xây dựng trên cơ sở Xen.

    >>> Xu thế tất yếu và những điều cần biết về Điện toán đám mây
    >>> Công nghệ điện toán đám mây tại Việt Nam

    Bài viết "Chiến lược điện toán đám mây ba ngôi của Citrix"
    Công ty thiết kế website chuyên nghiệp ADC Việt Nam

     
     

    Làm thế nào để vượt qua đối thủ cạnh tranh?

    Bạn cần website để giới thiệu dịch vụ?

    Cho đến lúc này, điều mà bạn đang quan tâm có lẽ là muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ thiết kế website và Công ty chúng tôi?

    SỞ HỮU NGAY WEB CHUYÊN NGHIỆP TẠI ADC VIỆT NAM ĐỂ VƯỢT QUA ĐỐI THỦ NGAY HÔM NAY!!!

    CÔNG TY CP GIẢI PHÁP VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ADC SOFTWARE

    Số 1, LK 11A Làng Việt Kiều Châu Âu, KĐT Mỗ Lao, P Mỗ Lao, Hà Đông, HN

    (024).3783.5639 - (024).3783.5640

    info@adcvietnam.net / support@adcvietnam.net

    https://adcvietnam.net

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤNMIỄN PHÍ

    Đang gửi...

    Đang gửi...

    Zalo
    Thông báo
    Đóng
    Đang tải

    Đang tải...