Thông thường, người dùng internet cần mua một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó, họ sẽ vào Google để tìm kiếm các nhà cung cấp sản phẩm hay dịch vụ mà họ cần. Họ có thể nhập vào Google tên sản phẩm hay dịch vụ đó (gọi là từ khóa)...Sau khi Google trả về danh sách các website có liên quan đến từ khóa của họ, họ có thể click vào các trang web này để xem thông tin...Thông thường họ click vào các website theo thứ tự từ 1 đến 10...
Do đó, nếu website của Quý khách có thứ hạng càng cao thì khả năng người tìm kiếm thông tin click vào website của Quý khách càng nhiều...Như vậy, Quý khách có thể quảng bá website, tăng lượng truy cập website (tăng hạng alexa) bằng phương pháp này...
Ở Việt Nam, các website được xây dựng mới từng ngày nhưng rất ít chủ nhân website quan tâm đến việc Quảng Bá Website (SEO) trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing, Cốc Cốc, Msn,… Khi một người dùng cần tìm một nội dung gì trên internet, họ sẽ gõ một truy vấn và nhiệm vụ của các công cụ tìm kiếm trả về các kết quả liên quan (đã lập chỉ mục trước đó). Việc này được tiến hành hoàn toàn tự động và có thứ tự ưu tiên khác nhau cho từng site khác nhau. Các site giàu nội dung được đánh giá chất lượng là tốt hơn (như các trang báo điện tử, các blog lớn, các diễn đàn đông thành viên) sẽ được index thường xuyên hơn. Chính vì vậy, kết quả tìm kiếm thường là những site có nội dung độc nhất và tươi mới.
SEO- Search Engine Optimization là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. Tập hợp các phương pháp làm tăng tính thân thiện của Website đối với động cơ tìm kiếm với mục đích nâng thứ hạng của Website trong trang kết quả tìm kiếm theo một nhóm từ khoá mục tiêu nào đó.
1. Bộ máy tìm kiếm là gì?: Đây là từ tạm dịch cụm từ "search engine". Khi nói tới bộ máy tìm kiếm, ta thường nghĩ ngay đến các dịch vụ nổi tiếng như Google Search, Yahoo! Search hay Bing Search, v.v…
2. Top 10 là gì?: Là để chỉ danh sách các website có vị trí từ 1 đến 10 trong trang kết quả trả về đầu tiên của các bộ máy tìm kiếm.
3. Keywords: Từ khóa là những từ dùng để chỉ tên sản phẩm, ngành nghề kinh doanh hay dịch vụ của website. Khi Quý khách muốn tìm một thông tin nào đó, và Quý khách ngồi trước cửa sổ tìm kiếm của Google, Quý khách sẽ làm gì? Chắc chắn Quý khách sẽ nhập vào các từ có ý nghĩa chính với nội dung mà Quý khách muốn tìm. Các từ có ý nghĩa chính với nội dung mà Quý khách muốn tìm, đó là từ khóa!
4. Thuật ngữ inbound link ( Backlink): Inbound link là một liên kết từ một trang web khác đến trang web của bạn, hay còn gọi là BackLink. Nếu bạn có nhiều Inbound link chất lượng thứ hạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm chắc chắn sẽ được cải thiện.
5. Thuật ngữ internal link: Internal link là các liên kết từ trang này sang trang khác trên cùng một trang web, ví dụ như từ các bài viết tin tức của bạn đến trang sản phẩm, hoặc trang chủ của bạn. Xây dựng hệ thống Internal link tốt sẽ giúp website cải thiện thứ hạng trên google.
6. Thuật ngữ Onpage SEO: SEO Onpage như tối ưu hoá trang website, tối ưu bố cục chuẩn SEO, tối ưu tốc độ website nhằm phụ vụ để các search engine sẽ tìm đến website của bạn dễ dàng hơn.
7. Thuật ngữ Offpage SEO: Offpage SEO là xây dựng các liên kết đến website của bạn, quảng bá website ngoài trang của mình. Công việc off-page trong SEO cũng khá rộng nhưng chủ yếu là xây dựng backlink, trustrank…..
8. Thuật ngữ Anchor text: Anchor Text tạm dịch là ký tự liên kết là chuỗi các ký tự ẩn chứa đường dẫn tới một trang Web hay các tài nguyên khác.
9. Thuật ngữ Linkability: Linkability là thuật ngữ chỉ khả năng tiếp nhận các inbound link của một trang web.
10. Thuật ngữ Linkbait: Linkbait là một kỹ thuật seo, tạo backlink thông qua hình thức sáng tạo nội dung để thu hút lưu lượng truy cập và từ đó tạo backlinks về cho trang web của bạn.
11. Thuật ngữ Localized search: Localized search là dạng tìm kiếm theo địa phương, các kết quả tìm kiếm được hiển thị một cách cụ thể hóa, căn cứ trên vị trí địa lý của người tìm kiếm. Là một kiểu tìm kiếm được cá nhân hóa (personalized search).
12. Thuật ngữ Landing page: Landing page là một trang web chỉ tập trung vào người xem hay chủ đề, sản phẩm nào đó. Nó có vai trò như đích đến của lượng người truy cập đã sử dụng công cụ tìm kiếm. Trang đích là tâm điểm của các nỗ lực tối ưu hóa, còn được gọi là trang đến (entry page).
13. Thuật ngữ Link farm: Link farm là thuật ngữ dùng để chỉ một website chứa rất nhiều các liên kết dẫn đến các website khác. Liên kết từ các trang loại này thường có chất lượng thấp và không có giá trị cải thiện thứ hạng công cụ tìm kiếm.
14. Thuật ngữ Analytics: Analytics – Google Analytics: Là công cụ miễn phí của Google cho phép cài đặt trên website để theo dõi các thông số về website, về người truy cập vào website đó.
15. Thuật ngữ Blog: Blog là một thuật ngữ có nguồn gốc từ cặp từ “Web Log” hay “Weblog” dùng để chỉ một tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký dựa trên nền web… Blog thường được duy trì bởi một cá nhân hoặc nhóm người. Blog cá nhân hoặc blog của doanh nghiệp thông thường sẽ bao gồm các mục bài viết thường xuyên về những bình luận, mô tả các sự kiện, hoặc những cái khác, ví dụ như hình ảnh và video.
16. Thuật ngữ Canonical URL: Canonical URL (rel=canonical) là URL mà các webmasters muốn search engine xem như là địa chỉ chính thức của 1 webpage. Canonical URL dùng để ngăn chặn trùng lặp nội dung trong website.
17. Thuật ngữ Category: Category có nghĩa là chuyên mục, danh mục hay thể loại. Category và tags thường được sử dụng đồng nghĩa.
18. Thuật ngữ Comments: Comments là những bình luận, ý kiến của đọc giả để lại trên Blog hay diễn đàn. Đây là một cách hữu ích để bạn có thể kết nối với những người xem website của mình.
19. Thuật ngữ CSS, Stylesheet: CSS là viết tắt của Cascading Style Sheets. Trình bày văn bản bằng ngôn ngữ HTML, thường được sử dụng để định dạng các thuộc tính trên trang web. Ví dụ: bố cục trang, màu sắc và font chữ,… thường được thiết lập sẵn trong file này website được đồng bộ và tạo nên sự chuyên nghiệp.
20. Thuật ngữ Domain: Domain hay còn gọi là tên miền, là định danh của website trên Internet, là địa chỉ web chính của trang của bạn (ví dụ: https://adcvietnam.net). Tên miền thường gắn kèm với tên công ty và thương hiệu của doanh nghiệp. Tên miền là duy nhất và được cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước.
21. Thuật ngữ Forum seeding: Forum seeding/Nick seeding/Online seeding là hình thức truyền thông trên các diễn đàn, forum nhằm mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ bằng cách đưa các topic/comment một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, lôi kéo thành viên vào bình luận, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ.
22. Thuật ngữ header: Header là phần trên cùng của website bạn, xuất hiện trước và nằm trên bất kỳ trang nào hoặc bài viết nào. Header thường bao gồm các phần logo, slogan, và menu định hướng, đôi khi có thêm tìm kiếm, banner quảng cáo, tùy vào mục đích của người chủ website.
23. Thuật ngữ Hyperlink: Hyperlink là siêu liên kết, đồng nghĩa với từ link, là đường dẫn mà người dùng có thể click vào nó để đi đến trang khác, hoặc trong một phần của trang. Văn bản, nội dung mà bao gồm các siêu liên kết (hyperlink) được gọi là “anchor text”.
24. Thuật ngữ HTML: HTML là viết tắt của Hypertext Markup Language, một ngôn ngữ được sử dụng để viết các trang web. Hầu hết các yếu tố HTML được viết bắt đầu bằng một thẻ mởvà kết thúc bằng một thẻ đóng, với nội dung ở giữa.
25. Thuật ngữ Index: Index là quá trình mà công cụ tìm kiếm tìm thấy nội dung của bạn và sau đó lưu trữ và hiển thị nó trong kết quả tìm kiếm để trả về cho người dùng. Để kiểm tra xem website của bạn đã được index hay chưa, bạn chỉ cần vào Google và gõ vào tên miền của website mình, để xem bao nhiêu trang của website mình được index bạn gõ vào như sau: “site:thuycuong.net”. Thay thuycuong.net bằng tên miền của bạn.
26. Thuật ngữ Meta Description: Meta Description là một mô tả ngắn gọn về một trang hay bài viết. Đó là nơi bạn đặt các nội dung liên quan và làm sao để thu hút người click vào website của bạn trên trang kết quả tìm kiếm. Một đoạn mô tả tốt dài khoảng hai dòng (không quá 160 ký tự).
27. Thuật ngữ Meta Keywords: Meta Keywords là một yếu tố phổ biến và nổi tiếng nhất trong lịch sử của các công cụ tìm kiếm, nó được dùng để mô tả nội dung của một trang web. Tuy nhiên, các công cụ tìm kiếm nhanh chóng nhận ra rằng thẻ meta keywords này thường không chính xác hoặc gây hiểu lầm và thường xuyên dẫn đến các trang web rác. Đó là lý do tại sao thẻ meta keywords không còn được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao.
28. Thuật ngữ Meta Title: Meta Title hay còn gọi là thẻ tiêu đề. Tiêu đề là dòng text hiển thị đầu tiên của trang web và được in đậm trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm.(không quá 70 ký tự).
29. Thuật ngữ Meta Tags: Meta Tags là một thuật ngữ toàn diện bao gồm các thẻ tiêu đề (Title), thẻ mô tả (Description) và thẻ từ khóa (Keyword). Ba thẻ này gộp lại với nhau gọi là các thẻ meta (meta tag). Các thẻ meta cung cấp thông tin về một trang web, giúp công cụ tìm kiếm phân loại chúng một cách chính xác.
30. Thuật ngữ Nofollow: Nofollow là một thuộc tính liên kết, là một cách để bạn thông báo cho công cụ tìm kiếm biết là không lần theo liên kết này. Nofollow được áp dụng với 2 hình thức: 1 là qua thẻ Meta, 2 là qua thẻ liên kết (rel=”nofollow”).
31. Thuật ngữ Link rot: Thuật ngữ chỉ sự tăng dần theo thời gian số lượng các liên kết hỏng trong mạng lưới hoặc trong từng trang web riêng lẻ. Còn gọi là linkrot (viết liền).
32. Thuật ngữ Pagerank: PageRank hay Ranking viết tắt là PR tạm dịch là thứ hạng trang. Là một hệ thống đánh giá các liên kết trang Web của Google và có giá trị từ 0-10. Trang của bạn càng nhận nhiều liên kết chất lượng trỏ đến thì mức độ quan trọng trang của bạn càng tăng và có giá trị cao hơn.
33. Thuật ngữ Pageviews: Pageviews là số trang web được mở – Chỉ số này tác động đến thu nhập của publisher khi tham gia vào các mạng quảng cáo. Pageviews càng cao càng mang lại nhiều Impression và Click và giúp làm tăng thu nhập. Pageviews của website còn thể hiện độ lớn của website đó.
34. Thuật ngữ Post: Post là gì? Post đồng nghĩa với “article”. Về cơ bản, một post là một article trong một website.
35. Thuật ngữ Ranhking Factor: Ranking Factor là những yếu tố để các công cụ tìm kiếm xếp hạng một trang nào đó, chẳng hạn như số lượng các liên kết (backlink), hoặc các nội dung, các thẻ meta tags trên trang đó…
36. Thuật ngữ Redirect: Redirect được sử dụng để xác định một địa chỉ URL thay thế và để chuyển hướng người sử dụng (hoặc công cụ tìm kiếm) đến một địa chỉ khác. Trong SEO có 2 loại redirect là 301 và 302. Tương tự với redirect 301 ở trên cùng, nhưng redirect 302 có nghĩa là chuyển hướng tạm thời.
37. Thuật ngữ RSS: RSS là viết tắt của từ Really Simple Syndication, là một định dạng tập tin thuộc họ XML dùng trong việc chia sẻ tin tức Web (Web syndication) được dùng bởi nhiều website tin tức và weblog. Xem thêm trên Wiki http://vi.wikipedia.org/wiki/RSS_(định_dạng_tập_tin)
38. Thuật ngữ Sitemap: Sitemap (sơ đồ website) là file/trang liệt kê tất cả các mục thông tin trên trang web của bạn cùng sự mô tả ngắn gọn cho các mục thông tin đó. Site map nên được sử dụng dễ dàng trong việc thực hiện tìm kiếm nhanh để tìm ra thông tin cần thiết cũng như trong việc di chuyển thông qua các đường link trên website của bạn. Site map rất hữu hiệu cho các bot của các Search Engine lùng sục trong site của bạn để lập chỉ mục (index), có lợi cho SEO.
39. Thuật ngữ SERP: SERP được viết tắt dựa trên cụm từ Search Engine Results Page, tạm dịch là những trang kết quả được các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing ..) trả về khi một ai đó thực hiện một truy vấn tới các bộ máy tìm kiếm này.
40. Thuật ngữ Social Media/Marketing: Social Media hay Social Marketing là hình thức marketing thông qua các mạng xã hội, ứng dụng mạng xã hội vào việc làm marketing.
41. Thuật ngữ Tag: Tag là những từ khóa bạn dùng tựa như nhãn tên để mô tả hoặc tập hợp các bài blog. Thêm tag vào bài viết giúp cho bạn đọc dễ dàng tìm được bài viết cần tìm thông qua từ khóa chính. Điều đó mang lại sự tương tác cao giữa thông tin và người đọc và giúp họ có thể chọn lựa thông tin trước khi đọc. Hơn thế nữa, tag giúp diễn đàn, blog, website có hạng cao trên google thông qua những từ khóa nhất định.
42. Thuật ngữ Traffic Rank: Traffic Rank hay Traffic Ranking tạm dịch là một chỉ số đánh giá thứ hạng của trang Web của bạn dựa trên lưu lượng, số lượng người ghé thăm trang Web… so với tất cả các trang web khác trên internet. Bạn có thể kiểm tra thứ hạng của bạn trên Alexa.
43. Thuật ngữ XML Sitemap: XML Sitemap là một tập tin để thông báo danh sách các liên kết trên trang web của bạn. XML Sitemap có thể dễ dàng được tạo ra và có rất nhiều công cụ miễn phí để giúp bạn tạo tập tin này. Xem thêm ở định nghĩa về Sitemap ở trên.
44. Thuật ngữ Blogger: Người viết bài cho blog được gọi là một blogger, và hành động viết blog được biết đến với tên là blogging. Google cũng có một website về blogging được gọi là Blogspot hay “blogger”.
45. Thuật ngữ Blogroll: Blogroll đôi khi được viết là blog-roll, đây là một danh sách mà blogger liên kết đến những blog khác để đọc hoặc hỗ trợ trao đổi link.
46. Thuật ngữ CMS, PLATFORM: CMS là viết tắt của hệ thống quản lý nội dung (content management system). Nó là một chương trình phần mềm cho phép bạn thêm nội dung vào một trang web dễ dàng hơn. Ví dụ như Joomla, WordPress…
Đọc thêm bài viết về "Dịch vụ SEO":
>> Chọn quảng cáo Google Adwords hay dịch vụ SEO?
>> Thiết kế website đáp ứng tốt Responsive Design để SEO Mobile
>> Cảnh báo 4 lỗi SEO nghiêm trọng khiến website bị loại khỏi hệ thống tìm kiếm
>> Chiến lược làm SEO theo mô hình kim tự tháp
>> Tại sao seo website lên top mà vẫn không bán được hàng?
Giai đoạn 1: Thực hiện công việc đưa website vào Top Google, Yahoo, Bing.
Giai đoạn 2: Thực hiện công việc duy trì kết quả thứ hạng đạt được theo yêu cầu của Quý khách.
Tư vấn để Quý khách có được những từ khóa hiệu quả nhất. Chúng tôi cam kết hoàn lại 100% chi phí nếu chúng tôi không thực hiện được những thỏa thuận trong hợp đồng ký kết.
Số lượng và tính cạnh tranh của các từ khóa mà Quý khách yêu cầu.
Yêu cầu của Quý khách về thứ hạng website trên danh sách kết quả trả về của các bộ máy tìm kiếm, bao gồm Top 1, Top 3, Top 5, Top 10.
Yêu cầu của Quý khách muốn quảng bá website trên các bộ máy tìm kiếm, bao gồm: Google, Yahoo, Bing. Bạn có thể chọn một hoặc tất cả các bộ máy này.
- Nội dung, bố cục của website Quý khách.
- Nghành nghề hay sản phẩm Quý khách đang kinh doanh.
- Các website đối thủ cạnh tranh.
- Xác định các từ khóa phù hợp với website, lĩnh vực kinh doanh của Quý khách.
- Kiểm định chất lượng website, chỉnh sửa các thẻ HTML để website thân thiện với các search engine hơn.
- Lập trình các tập tin robots.
- Lập trình các tập tin .xml.
- Đăng ký website vào các search engine chính như Google, Yahoo, Bing,...
- Đăng ký website vào các danh bạ website.
- Trao đổi liên kết với các website khác.
Bài "Thuật ngữ quảng bá website và Chi phí dịch vụ SEO"
Nguồn Công ty thiết kế website chuyên nghiệp ADC Việt Nam
Làm thế nào để vượt qua đối thủ cạnh tranh?
Bạn cần website để giới thiệu dịch vụ?
Cho đến lúc này, điều mà bạn đang quan tâm có lẽ là muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ thiết kế website và Công ty chúng tôi?
SỞ HỮU NGAY WEB CHUYÊN NGHIỆP TẠI ADC VIỆT NAM ĐỂ VƯỢT QUA ĐỐI THỦ NGAY HÔM NAY!!!
Tổng đài tư vấn miễn phí
CÔNG TY CP GIẢI PHÁP VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ADC SOFTWARE
Số 1, LK 11A Làng Việt Kiều Châu Âu, KĐT Mỗ Lao, P Mỗ Lao, Hà Đông, HN
(024).3783.5639 - (024).3783.5640
ĐĂNG KÝ TƯ VẤNMIỄN PHÍ
Đang tải...