Khơi nguồn vốn cho doanh nghiệp

Mục lục

    Các doanh nghiệp có dự án đầu tư hiệu quả, khả năng hoàn trả vốn, có tối thiểu 15% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư và tại thời điểm bảo lãnh không có nợ xấu ở các tổ chức tín dụng sẽ được bảo lãnh vay vốn.

    Khơi nguồn vốn cho doanh nghiệp

    Khơi nguồn vốn cho doanh nghiệp

    Quy định này được nêu trong Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành về Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại. Quyết định nêu rõ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay của doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại (tối đa 85% tổng mức vốn đầu tư dự án) trên cơ sở kết quả thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng tài chính các bên.

    Bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi khoản vay của các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại. Thời hạn bảo lãnh vay vốn được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại theo hợp đồng tín dụng và thời gian thực hiện các thủ tục để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

    Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg là hỗ trợ quan trọng tạo động lực mới cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Các doanh nghiệp phát triển rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn, nhất là sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời. Phần lớn có vốn (vốn tự có, vốn điều lệ...) rất ít, huy động bên ngoài hạn chế, không đủ điều kiện tiếp cận thị trường vốn, năng lực tự huy động không có... Vốn là khó khăn lớn nhất và cũng là điểm yếu nhất của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về trình độ công nghệ, do phần lớn là các cơ sở thủ công "đi lên" hoặc có tiếp cận được khoa học, công nghệ nước ngoài thì cũng thuộc thế hệ lạc hậu.

    Một trong những điểm yếu khác của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là mối liên kết rất hạn chế. Điều này thể hiện cả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh lẫn năng lực tạo dựng một tiếng nói chung có thể mang lại lợi ích chung cho cộng đồng. Ngoài ra, khả năng quản lý, nhận biết về kinh doanh, văn hóa kinh doanh, trình độ xúc tiến và quảng bá thương mại cũng như lao động hoạt động trong khu vực này... cũng rất hạn chế.

    Trước Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, khối doanh nghiệp này được sự hỗ trợ từ tài chính, thông tin, đào tạo nhân lực đến chính sách hỗ trợ để sử dụng khoa học công nghệ...

    Sau đó, tháng 5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 22/NQ-CP triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP.

    Tuy nhiên, theo ông Cao Sỹ Kiêm, các định hướng chung cần phải được cụ thể hóa nhanh hơn nữa, đồng thời với việc đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách các thủ tục hành chính... để chính sách này có tác động mạnh mẽ, sâu rộng hơn.

    Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có trên 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỷ đồng (tương đương 121 tỷ USD). So với thời điểm mới thành lập (năm 2005) với vỏn vẹn 300 hội viên, đến nay, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tập hợp được tới 20.000 hội viên và là một trong những hiệp hội có số lượng hội viên đông đảo nhất nước, có mạng lưới ở 41 tỉnh thành; nhiều chi nhánh ở nước ngoài; một cơ quan ngôn luận và một viện nghiên cứu. Dự kiến, trong 5 năm tới, Hiệp hội phấn đấu đưa số hội viên lên tới 100.000.

    Ngoài 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, cả nước còn có khoảng 3 triệu hộ kinh doanh thương mại. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có quy mô rất... nhỏ. Doanh nghiệp vừa có số vốn từ 20 - 100 tỷ đồng (tương đương 1 - 5 triệu USD) sử dụng cao nhất 300 lao động; còn doanh nghiệp nhỏ chỉ có vốn nhiều nhất 20 tỷ đồng, sử dụng nhiều nhất 200 lao động... Dù vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt ở khu vực tư nhân có hiệu quả đầu tư khá cao so với các khu vực khác.

    Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp hơn 40% GDP cả nước. Nếu tính cả 133.000 HTX, trang trại và các hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng trưởng tới 60% GDP. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn giúp tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm cho số lao động phần lớn chưa qua đào tạo; góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội... Hiện các doanh nghiệp này sử dụng trên 50% lao động xã hội.

    >>> Ý tưởng khởi nghiệp với vốn ít

    Bài viết " Khơi nguồn vốn cho doanh nghiệp"
    Công ty thiết kế website chuyên nghiệp ADC Việt Nam

     
     

    Làm thế nào để vượt qua đối thủ cạnh tranh?

    Bạn cần website để giới thiệu dịch vụ?

    Cho đến lúc này, điều mà bạn đang quan tâm có lẽ là muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ thiết kế website và Công ty chúng tôi?

    SỞ HỮU NGAY WEB CHUYÊN NGHIỆP TẠI ADC VIỆT NAM ĐỂ VƯỢT QUA ĐỐI THỦ NGAY HÔM NAY!!!

    CÔNG TY CP GIẢI PHÁP VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ADC SOFTWARE

    Số 1, LK 11A Làng Việt Kiều Châu Âu, KĐT Mỗ Lao, P Mỗ Lao, Hà Đông, HN

    (024).3783.5639 - (024).3783.5640

    info@adcvietnam.net / support@adcvietnam.net

    https://adcvietnam.net

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤNMIỄN PHÍ

    Đang gửi...

    Đang gửi...

    Zalo
    Thông báo
    Đóng
    Đang tải

    Đang tải...