Mô hình phân tích SWOT

Mục lục

    Tôn Tử binh pháp có nói biết mình biết người, trăm trận trăm thắng. Biết mình không biết người, năm ăn năm thua. Không biết mình và không biết người, đánh trận nào thua trận đó. Với triết lý này Tôn Tử đã rất thành công trong việc điều binh khiển tướng của mình. Đó là triết lý của hàng ngàn năm về trước, ngày nay trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt, mà nó được ví như chiến trường. Thì việc “biết mình, biết người” vẫn là chìa khoá của sự thành công.

    Để phân tích được điểm mạnh và mặt hạn chế cũng như các cơ hội và nguy cơ tiềm tàng của một công việc kinh doanh. Người ta phát minh ra mô hình SWOT. Mô hình SWOT được viết tắt của chữ Strenghts, Weaknesses (chủ quan) Opportunities và Threats (khách quan).

    Mô hình phân tích SWOT

    Điều mà làm cho phân tích SWOT trở nên có sức mạnh?

    Đơn giản đi và nghĩ, nó giúp bạn xem xét được tất cả các cơ hội mà bạn có thể tận dụng được . Và với việc hiểu được điểm yếu của bạn trong lĩnh vực mà bạn kinh doanh, thì bạn có thể quản lý tốt và loại bỏ được các rủi mà bạn chưa thể nhận thức được .

    Hơn hết bằng cách so sánh và phân tích SWOT với đối thủ bạn có thể tực mình tạo ra một chiến lược an toàn và giúp bạn có hiệu quả tốt trong chiến dịch cạnh tranh thị trường.

    Trong việc thành lập một trang web, cũng như bạn sẽ thành lập một công ty. Để đảm bảo trang web của bạn sẽ thành công, bạn cũng cần “biết mình, biết người”. Bạn phải biết được đâu là điểm mạnh của mình để tập trung phát triển, đâu là mặt hạn chế để khắc phục. Cơ hội sẽ đến từ đâu để nắm bắt và những rủi ro nào có thể xảy ra để tránh né.

    Strenghts: Thế mạnh

    Hãy coi đây là yếu tố chủ quan và người đọc sẽ nghĩ gì về bạn hay những đối thủ chính của bạn trong cùng thị phần. Tránh bị rơi vào tình trạng tự cho mình là mạnh, ráng càng thực tế càng tốt. Khi nghĩ đến thế mạnh của mình, hãy liên hệ bạn với đối thủ cạnh tranh. Ví dụ bạn nghĩ trang web của bạn load rất nhanh trong vòng 2 giây, nhưng hầu hết các trang web khác cũng có tốc độ load tương tự. Thì đây sẽ không phải là thế mạnh nữa mà sẽ là điều cần phải có. Thế mạnh của bạn có thể là:

    • Giỏi về các ngôn ngữ lập trình PHP, ASP …
    • Thông thạo nhiều ngoại ngữ
    • Thời gian online nhiều
    • Có khả năng tài chính
    • Có kiến thức sâu rộng về chủ đề của trang web

    Weaknesses: Điểm yếu

    Cũng giống như ở phần Strenghts, đây sẽ là phần bạn liệt kê những điểm yếu của mình và bạn cũng nên càng thực tế càng tốt.

    • Quen biết không nhiều để quảng bá website
    • Không có nhiều cộng tác viên
    • Khó bao quát hết tất cả các nội dung
    • Không giỏi về đồ hoạ

    Opportunities: Cơ hội

    Cơ hội thường xuất phát từ những thay đổi, do vậy bạn nên chú ý đến những thay đổi có thể trong tương lai gần mà trang web của bạn sẽ được lợi từ thay đổi đó. Ví dụ như sau này ICANN sẽ cho phép đăng ký tên miền dưới nhiều dạng như .love, .abc, .smith … có thể bạn sẽ đăng ký một tên miền nào đó hay cho riêng trang web của mình. Bạn cũng có thể nhìn vào thế mạnh của mình và tự hỏi liệu những điểm mạnh này có tạo ra cơ hội không? hoặc nhìn vào điểm yếu và tự hỏi nếu khắc phục được điểm yếu này cơ hội sẽ tốt hơn không?

    • Những công nghệ mới như web 2.0, CSS3 sẽ là cơ hội cho trang web
    • Đối thủ của bạn sẽ không bắt kịp được với sự thay đổi công nghệ này
    • Nhiều phần mềm CMS mới được làm mạnh hơn và thân thiện hơn của đối thủ

    Nên nhớ cơ hội là yếu tố khách quan và nó không nằm trong khả năng chi phối của bạn như: người đọc, các trang web khác, Googlebots, alexa rank, PageRank …

    Threats: Nguy cơ

    Bước cuối cùng là đánh giá những nguy cơ có thể xảy ra mà nằm ngoài khả năng chi phối của bạn.

    • Chủ đề trang web quá rộng
    • Các trang web cạnh tranh có nhiều thành viên giúp đỡ viết bài
    • Các trang web lớn có thể thay đổi cách quản lý và ít cơ hội cho bạn phát triển
    • Phần mềm quản lý nội dung có nhiều lỗi và có thể bị hacker khai thác.

    Những lời khuyên giúp bạn tạo lập mô hình SWOT

    • Cố gắng có cái nhìn thực tế về điểm mạnh và điểm yếu của trang web khi thành lập mô hình SWOT.
    • Mô hình SWOT phải cho thấy được sự biến chuyển của trang web, hôm nay là như thế này, nhưng trong tương lai sẽ ra sao.
    • SWOT nên cụ thể và chi tiết
    • Luôn luôn áp dụng mô hình với đối thủ cạnh tranh xem mình mạnh hơn ở đâu và yếu hơn ở đâu.
    • SWOT không nên phức tạp, càng đơn giản dễ hiểu càng tốt

    Sau khi đã thiết lập xong mô hình SWOT bạn có thể phân tích và hiểu được những yếu tố chủ quan và khách quan sẽ tác động thế nào lên trang web của bạn. Từ đó bạn sẽ biết được đâu là điểm mạnh để tập trung phát triển, cải thiện khuyết điểm, tận dụng thời cơ và giảm thiểu rủi ro cho trang web của mình. Bạn có thể mở rộng mô hình SWOT bằng cách kết hợp xen kẽ các yếu tố để thấy rõ hơn chiến lược của mình.

    - Kết hợp Thế Mạnh với Cơ Hội: bạn có thể sử dụng thế mạnh của mình để tận dụng những cơ hội sắp tới không? như trong ví dụ trên nếu bạn giỏi về ngôn ngữ lập trình thì việc bạn phải làm quen với web 2.0 và CSS3 cũng không khó cho bạn chút nào

    - Kêt hợp Thế mạnh với Nguy cơ: bạn có thể dùng điểm mạnh của mình đề tránh hoặc giảm thiểu nguy cơ không? như thế mạnh của bạn là có khả năng tài chính, bạn có thể thuê người viết bài để giảm thiểu nguy cơ chủ đề trang web quá rộng không thể bao quát.

    - Kết hợp Điểm Yếu với Cô hội: bạn có tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu không? như cơ hội của bạn là nhiều phần mềm quản lý nội dung mới và mạnh, bạn có thể dùng giao diện chuyên nghiệp có sẵn của nó để khoả lấp đi khả năng kém về đố hoạ của bạn.

    - Kết hợp Điểm Yếu với Nguy cơ: bạn phải làm gì để khắc phục điểm yếu và tránh nguy cơ có thể xảy ra? tạo dựng các mối quan hệ mới để khắc phục điểm yếu không quan hệ rộng và thu hẹp lại chủ đề trang web để bạn dễ bao quát hơn.

    Kết luận

    Mô hình phân tích SWOT tuy đơn giản nhưng lại là công cụ rất mạnh mẽ giúp bạn phân tích và có cái nhình tổng quan về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ mà bạn sẽ phải đối mặt. Có thể bạn nghĩ làm một trang web cũng không cần phải mất thời gian để nghĩ về những vấn đề này. Nhưng cho dù là làm web hoặc kinh doanh, thì những mâu thuẫn nội tại đều tồn tại. Biết rõ về mình và biết được đối thủ, sẽ giúp bạn thành công hơn trong việc thành lập trang web và chiến lược phát triển.

     
     

    Làm thế nào để vượt qua đối thủ cạnh tranh?

    Bạn cần website để giới thiệu dịch vụ?

    Cho đến lúc này, điều mà bạn đang quan tâm có lẽ là muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ thiết kế website và Công ty chúng tôi?

    SỞ HỮU NGAY WEB CHUYÊN NGHIỆP TẠI ADC VIỆT NAM ĐỂ VƯỢT QUA ĐỐI THỦ NGAY HÔM NAY!!!

    CÔNG TY CP GIẢI PHÁP VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ADC SOFTWARE

    Số 1, LK 11A Làng Việt Kiều Châu Âu, KĐT Mỗ Lao, P Mỗ Lao, Hà Đông, HN

    (024).3783.5639 - (024).3783.5640

    info@adcvietnam.net / support@adcvietnam.net

    https://adcvietnam.net

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤNMIỄN PHÍ

    Đang gửi...

    Đang gửi...

    Zalo
    Thông báo
    Đóng
    Đang tải

    Đang tải...