19 thủ thuật giúp trang web của bạn tải nhanh hơn

Mục lục

    Tại sao mọi người không click tiếp đến những phần khác nữa trên website trong khi trang web của bạn có nội dung hay, thiết kế đẹp?. Theo nhiều trường hợp thì vấn đề là thời gian tải. Mọi người đang rời bỏ website của bạn vì một lý do đơn giản rằng nó đã làm mất quá nhiều thời gian để tải thông tin.

    19 thủ thuật giúp trang web của bạn tải nhanh hơn

    Thời gian tải nhanh là vô cùng quan trọng, các nghiên cứu về tiện ích web cho biết rằng người dùng internet đánh giá đó là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với một website. Những người sử dụng thích truy cập vào một trang web có tốc độ tải nhanh với chất lượng trang ở mức trung bình vẫn hơn là một website đẹp nhưng tải chậm. Điều này là không nghi ngờ gì nữa.

    Vậy tối đa là bao nhiêu?

    Theo các nghiên cứu là 10 giây. Những nghiên cứu cũng cho biết rằng 1/3 người dùng sẽ rời bỏ một website nếu không nằm trong giới hạn này. Bạn có thể nghĩ rằng trong thời đại băng thông rộng này thì tốc độ tải không có ý nghĩa mấy. Nhưng bạn hãy nhớ rằng ở Mỹ có hơn một nửa số người sử dụng internet vẫn đang dùng kết nối dial –up chậm chạp, nếu bạn cũng ở trong số những người đó thì bạn đã có sự đồng cảm với tôi). Các quốc gia khác hầu hết đã rời bỏ kết nối dial-up nhưng băng thông rộng thì chắc chắn còn lâu mới phổ biến.

    Cho nên, bạn cần lưu ý tới kích thước và tốc độ tải cho trang web của mình. 10 giây đó trên kết nối dial-up 56K tương đương với tốc độ tải 70KB dung lượng của trang web. Điều đó có nghĩa rằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản ( HTML) và đồ hoạ của bạn sẽ bổ sung thêm tới 70KB để có được một giới hạn tuyệt đối. Đó là yêu cầu khá khắt khe và bạn phải tính toán đến từng byte dung lượng.

    ADC Việt Nam chia sẻ 19 thủ thuật giúp website của bạn tải nhanh hơn

    Để website của bạn thân thiện hơn với người dùng thì tốc độ tải trang là một yếu tố rất là quan trọng. Nếu tốc độ tải trang kém thì nội dung website của bạn có hay đến đâu thì người dùng cũng không có kiên nhẫn để chờ trang web của bạn load. Công ty Thiết kế website ADC Việt Nam đưa ra bài viết này giúp bạn giải quyết vấn đề đó.

    enlightened 1. Hãy giảm thiểu đồ hoạ: Giảm số lượng đồ hoạ ở mức tối thiểu là điều đầu tiên bạn cần làm. Đừng có những đồ hoạ cho những vị trí mà text hoặc CSS sẽ chiếm giữ hoặc ở nơi chúng không làm nổi bật đáng kể được những thông tin và thiết kế của bạn. Bạn nên cân nhắc sao cho trang web như là một phương tiện truyền đạt text và hài hòa được các đồ hoạ.

    enlightened 2. Hãy nén đồ hoạ: Ngay khi bạn đã bỏ đi các đồ hoạ không cần thiết thì bạn nên nghĩ đến việc nén phần còn lại. Hãy thử tăng độ nén ảnh JPEG, hoặc giảm số lượng màu sắc. Nếu những đồ hoạ đó thực sự không có nhiều màu sắc khác nhau, bạn có thể thử sử dụng ảnh GIF. Để tối ưu thời gian tải trang web thì tốt nhất bạn nên dùng các định dạng hình ảnh chuẩn như JPG, PNG và GIF.

    Nếu bạn không thể nén dung lượng của bất cứ đồ hoạ nào được nhỏ hơn, thì bạn có thể điều chỉnh kích thước những đồ hoạ đó nhỏ hơn. Vì Hìnhình ảnh trên website chiếm một phần không nhỏ kích thước trang web và do đó có ảnh hưởng đến thời gian tải trang web. Các trình quản lí nội dung CMS chỉ có thể thay đổi kiểu hiển thị to nhỏ của hình ảnh chứ không hề thực sự tác động đến kích thước của ảnh, thế nên bạn hãy dùng các công cụ biên tập ảnh như Photoshop, hoặc các chương trình chỉnh sửa kích thước và nén ảnh trước khi tải lên website.

    enlightened 3. Hãy thu gọn HTML của bạn: Bạn sẽ ngạc nhiên vì mã HTML bị phình to để chứa những thẻ tag không cần thiết, đặc biệt nếu bạn sử dụng một trình biên tập WYSIWYG hoặc thiết kế trang web của bạn sử dụng các bảng. Hãy thiết kế cho trang web của bạn sử dụng CSS nhiều nhất có thể, sử dụng một HTML ngăn nắp (hoặc chương trình làm gọn HTML khác) để thu gọn cho HTML của bạn. Bạn đừng bỏ qua lượng băng thông rộng được chiếm giữ bởi CSS, và hãy cố gắng giữ kích cỡ của nó nhỏ nhất nếu có thể.

    Trong rất nhiều trường hợp thì một tiến trình thu gọn đơn giản có thể giảm thiểu kích cỡ tải xuống còn một nửa. Điều đó đặc biệt có hiệu quả cho các trang chứa những bài báo dài bởi vì số lượng của các thẻ không cần thiết mà nhiều các trình biên tập chèn vào phần đầu của những đoạn văn bản mới.

    enlightened 4. Tránh cài những plugin không cần thiết: Plugin đi kèm theo các site có thể làm chậm đi tốc độ tải trang web của bạn. Không phải plugin nào cũng cần thiết, thí dụ như plugin chia sẻ lên mạng xã hội, một plugin được coi là buộc phải có trên mọi website ngày nay. Nói thế có nghĩa bạn nên cân nhắc trước khi cài thêm vào một plugin, liệu còn có lựa chọn nào thay thế plugin, ví dụ như sử dụng CMS có tích hợp sẵn plugin social, như thế ta không cần thiết cài thêm plugin bên ngoài vào nữa.

    enlightened 5. Tối ưu cache: Mỗi khi có khách truy cập website của bạn đồng nghĩa với các tập tin hình ảnh, CSS và JavaSrcipt cũng được tải, do đó làm tốn nhiều thời gian tải trang. Bằng cách sử dụng tính năng HTML caching trên website, bạn cho phép trình duyệt hoặc proxy lưu tạm (cache) những tập tin này. Khi được gọi đến chúng sẽ được lấy lên từ cache của trình duyệt và như thế sẽ nhanh hơn thay vì tải hết lại chúng từ mạng. Ngoài ra, khi tối ưu cache cho website bạn còn làm giảm được bandwidth (băng thông) và chi phí host cho website của bạn.

    enlightened 6. Đặt tập tin JavaScript ở cuối Document: Việc xử lí các tập tin JS luôn làm tiêu tốn nhiều tài nguyên (thời gian, CPU, bộ nhớ…). Nếu để ý, bạn sẽ thấy các bài kiểm tra tốc độ trình duyệt luôn có tác vụ kiểm tra xử lí JavaScript, và các trình duyệt cũng liên tục nâng cao khả năng xử lí JS trong các bản nâng cấp của mình. Khi bạn đặt các tập tin JS ở cuối Document là đã tránh được cho các tập tin khác theo sau nó phải chờ đợi.

    enlightened 7. Tránh dùng redirect: Tránh dùng redirect làm tăng được tốc độ xử lí. Lí do là redirect gọi đến thêm một lệnh tải HTTP dẫn đến làm tăng thời gian tải trang lên. Một vài lệnh redirect đôi khi là điều không thể tránh khỏi và cần phải có mặt nhưng lời khuyên là tránh được thì hãy tránh.

    enlightened 8. Làm giảm truy vấn DNS – DNS Lookup: Truy vấn DNS (Domain Name System) xảy ra khi một URL (hostname) được nhập vào trình duyệt và bộ phân giải DNS trả về lại địa chỉ IP của máy chủ đó. Thời gian cho quá trình này vào khoảng 20-120 mili giây. Khi bạn mở nhiều trang từ cùng một hostname thì truy vấn DNS sẽ được dùng cho nhiều loại thành phần trên website, bao gồm URL, hình ảnh, CSS, JS và flash. Tuy nhiên, với nhiều truy vấn từ các hostname khác nhau được gửi đi thì lượt truy vấn DNS cũng tăng lên, do đó làm tăng thời gian tải trang. Best practice chỉ ra cho thấy một host chỉ nên dùng cho từ 6 hostname trở xuống, và dùng đường dẫn URL thay vì dùng hostname. Điều này có nghĩa nếu bạn có tạo blog thì nên dùng www.example.com/blog thay vì blog.example.com.

    enlightened 9 Tránh cài nhiều đoạn mã theo dõi cho website: Theo dõi các chỉ số liên quan đến traffic website là điều nên làm nhưng các đoạn mã theo dõi đó cũng là nguyên nhân gây chậm tốc độ tải trang khi được cài cùng chung trên một website. Google Analytics có lẽ là công cụ quen thuộc nhất khi nói đến đo lường traffic website và là công cụ được khuyến nghị dùng nhiều nhất.

    enlightened 10. Thiết lập mã hóa G-Zip để nén dữ liệu: Tương tự như các tập tin trên máy tính được đóng gói và nén lại để giảm tổng kích thước của chúng khi trao đổi qua lại trên mạng, các tập tin lớn trên website cũng có thể được đóng gói bằng phương pháp Nén G-Zip. Phương pháp này tiết kiệm được băng thông và thời gian tải tập tin và trên hết là giảm được thời gian tải trang web của bạn.

    enlightened 11. Giảm bớt HTTP request: HTTP request là những yêu cầu từ phía trình duyệt gửi lên server và có request có trả lời, và càng nhiều request thì càng tốn nhiều thời gian để tải hoàn tất một trang web. HTTP request tăng lên có thể do trùng lặp những đoạn script trong code HTML, bỏ được những đoạn script trùng lặp sẽ giúp code của bạn gọn hơn, và website có tốc độ tải trang dc nhanh hơn.

    enlightened 12. Sử dụng Expire/ Cache-Control Header: Bạn có thể sử dụng Expire header cho những thành phần tĩnh của website và Cache-Control header cho những thành phần động. Những header này sử dụng cho hình ảnh, style sheet, script và flash có thể được lưu cache, giúp giảm thiểu lượng HTTP request do đó cải thiện được tốc độ tải trang.

    enlightened 13. Đặt Style sheet ở đầu Documents: Style sheet dùng cho “trang trí” website trông bắt mắt hơn và theo chuẩn nó nằm ở đầu Document. Để bạn thấy được website đẹp mắt như thế, các thành phần trên trang web được xử lí từ phía server được mở dần dần trong trình duyệt khi chúng được khởi tạo bởi các qui định trong style sheet. Từ thanh điều hướng, logo cho đến nội dung trang web, quá trình xử lí mang đến người dùng một trải nghiệm đẹp với website. Style sheet cũng góp phần cải thiện được thời gian tải trang.

    enlightened 14. Thu gọn tập tin JavaScript và CSS: Thu gọn tập tin JS và CSS nghĩa là bỏ đi những kí tự không dùng đến trong code để làm giảm kích thước tập tin và thời gian tải cho các thành phần đi sau các đoạn mã đó.

    enlightened 15. Dùng Get thay cho Post: Get và Post là hai phương thức để trình duyệt yêu cầu dữ liệu từ server. Kinh nghiệm cho thấy phương thức Get xử lí dữ liệu nhanh hơn nhiều so với phương thức Post khi yêu cầu dữ liệu trên một trình duyệt. Mặc dù cả hai đều cho cùng kết quả, nhưng Post gửi header đi trước sau đó mới gửi phần data trong khi Get chỉ cần một gói TCP để gửi dữ liệu đi. Ngoài ra, Get còn được đề xuất sử dụng kết hợp với AJAX vì nó có thể được lưu cache và lưu lại trong lịch sử trình duyệt.

    enlightened 16. Bỏ đi các thành phần DOM không cần thiết: Nhìn vào bên trong mã HTML, nếu có quá nhiều markup có thể làm chậm đáng kể quá trình truy cập DOM do JavaScript gọi tới chúng. Bạn nên sử dụng các phương pháp thay thế như dùng grid.css, font.css và reset.css thay cho phải dùng table…

    enlightened 17. Giảm kích thước Cookie: Cookie được dùng trong quá trình trao đổi dữ liệu qua lại giữa server và trình duyệt. Vì vậy khi bạn giảm kích thước của cookie đồng nghĩa với giảm được kích thước dữ liệu truyền qua và tăng được tốc độ tải trang.

    enlightened 18. Cập nhật CMS: Nếu bạn đang dùng một CMS chẳng hạn thì nên kiểm tra thường xuyên những cập nhật có cho nó, nhưng đừng cập nhật trực tiếp lên website hiện tại. Bạn hãy kiểm tra trước ở một server khác rồi mới cập nhật cho website chính.

    enlightened 19 Hãy chuyển đổi dịch vụ lưu trữ web (Hosting): Đôi khi dù bạn nỗ lực nhưng trang web vẫn tải chậm. Trong những trường hợp này thì host web của bạn có thể là nguyên nhân. Hãy kiểm tra từ một số những kết nối và máy tính khác nhau. Hãy cố gắng kiểm tra tốc độ bằng việc đặt lên một trang hoàn toàn khác nhau. Nếu nó vẫn liên tục chậm thì đó có thể là lúc di chuyển các host. Đầu tiên, hãy gửi email đến nhà cung cấp dịch vụ host của bạn về vấn đề này và để cho họ khoảng 1 tuần để khắc phục vì cũng có thể họ đang gặp những vấn đề mang tính tạm thời.

    Khi bạn đang chuyển đổi các Host để có được tốc độ, hãy cân nhắc cho các website đã có tốc độ truy cập nhanh. Tìm ra người nào họ đã host cho họ và làm một nghiên cứu về họ (thông qua tên của nhà cung cấp dịch vụ host). Sau đó, bạn có thể kiểm tra vài website đã được host bởi nhà cung cấp dịch vụ host đó để kiểm tra tốc độ.

    Kết luật: Qua bài viết những thủ thuật giúp website có tốc độ tải nhanh hơn được trình bày trên thì bạn đã có một website khá là nhanh. Chúc các bạn thành công.

    Bài "19 thủ thuật giúp trang web của bạn tải nhanh hơn"
    Công ty thiết kế website chuẩn SEO tại ADC Việt Nam

     
     

    Làm thế nào để vượt qua đối thủ cạnh tranh?

    Bạn cần website để giới thiệu dịch vụ?

    Cho đến lúc này, điều mà bạn đang quan tâm có lẽ là muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ thiết kế website và Công ty chúng tôi?

    SỞ HỮU NGAY WEB CHUYÊN NGHIỆP TẠI ADC VIỆT NAM ĐỂ VƯỢT QUA ĐỐI THỦ NGAY HÔM NAY!!!

    CÔNG TY CP GIẢI PHÁP VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ADC SOFTWARE

    Số 1, LK 11A Làng Việt Kiều Châu Âu, KĐT Mỗ Lao, P Mỗ Lao, Hà Đông, HN

    (024).3783.5639 - (024).3783.5640

    info@adcvietnam.net / support@adcvietnam.net

    https://adcvietnam.net

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤNMIỄN PHÍ

    Đang gửi...

    Đang gửi...

    Zalo
    Thông báo
    Đóng
    Đang tải

    Đang tải...